J2TEAM Security: A must-have extension for Chrome users. Install now!

Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo)

Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) | Juno_okyo's Blog
Rửa tiền tham ô: Eddie Antar
 
Vào thập kỉ 80, Eddie Antar, chủ sở hữu của Crazy Eddie’s Electronics, đã lấy đi hàng triệu dollar của công ty và giấu chúng khỏi IRS (Internal Revenue Service - cơ quan phụ trách về thuế thu nhập ở Mỹ). Đây là một kế hoạch độc đáo, tuy nhiên, Antar và những người đồng chủ mưu đã quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu tiền quay lại công ty dưới danh nghĩa lợi nhuận. Điều này sẽ làm tăng thêm lượng tài sản hiện có của công ty khi chuẩn bị cho IPO (Initial Public Offering – phát hành cổ phiếu lần đầu). Trong nhiều chuyến đi của mình tới Israel, Antar đã dắt trong mình và trong vali tổng cộng hàng triệu dollar. Dưới đây là tóm tắt về cách thức rửa tiền được Antar sử dụng:
Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) 1
 
Placement: Antar tạo ra hàng loạt lệnh gửi tiền vào một ngân hàng tại Israel. Trong mỗi chuyến đi, hắn tạo 12 lệnh chuyển tiền trong một ngày. Layering: Trước khi chính phủ Mỹ và Israel có cơ hội phát hiện ra lượng tiền lớn trong một tài khoản, Antar đã chuyển tất cả tới Panama, nơi luật bí mật ngân hàng có hiệu lực. Từ tài khoản này, Antar có thể chuyển tiền nặc danh sang nhiều tài khoản offshore khác. Integration: Antar sau đó từ từ móc nối các tài khoản này vào tài khoản hợp pháp của công ty Crazy Eddie’s Electronics, ở đây tiền sẽ được trộn lẫn với những đồng dollar hợp lệ và trên giấy tờ thì đây là một phần doanh thu của công ty.
 
Tổng lại, Antar Eddie đã rửa toàn bộ hơn 8 triệu dollar. Việc này khiến cho giá cổ phiếu của công ty tăng cao, giá trị công ty lên đến 40 triệu dollar, cao hơn nhiều so với giá trị thực khi chưa thêm phần “lợi nhuận” kể trên. Antar bán công ty của mình và nhận 30 triệu dollar tiền lãi. Các nhà chức trách đã tìm thấy hắn tại Israel năm 1992, và bên phía Israel đã trao hắn cho Mỹ để xét xử. Cuối cùng, Antar nhận án phạt 8 năm tù giam.
 
Rửa tiền buôn bán ma tuý: Franklin Jurado
 
Những năm cuối thập kỉ 80 đầu những năm 90, nhà kinh tế học của Harvard Franklin Jurado đã thực hiện rửa tiền cho trùm ma tuý Colombian Santacruz-Londono. Quá trình rửa tiền này rất phức tạp, nhưng chúng ta có thể hiểu nôm na như sau:
 
Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) 2
 
Placement: Jurado gửi tiền bán ma tuý vào các tài khoản ngân hàng tại Panama. Layering: Hắn chuyển số tiền từ Panama sang hơn 100 tài khoản ngân hàng khác trong 68 ngân hàng tại 9 quốc gia trên khắp châu Âu, hắn luôn chỉ chuyển dưới 10.000$ để tránh bị chú ý. Các tài khoản ngân hàng được lấy tên từ các thành viên trong gia đình của Santacruz-Londono. Sau đó Jurado tạo nhiều công ty “vỏ bọc” tại châu Âu để tạo giấy tờ chứng minh lượng tiền trên là thu nhập hợp pháp. Integration: Kế hoạch là tiền sẽ được gửi tới Colombia, nơi Santacruz-Londono sẽ dùng trong những hoạt động kinh tế hợp pháp của mình. Nhưng rồi Jurado đã bị bắt.
 
Tổng lại, Jurado đã rửa toàn bộ 36 triệu dollar. Việc rửa tiền của Jurado bị đưa ra ánh sáng khi một ngân hàng tại Monaco bị phá sản, và khi kiểm tra sổ sách người ta phát hiện ra rất nhiều tài khoản có liên quan tới Jurado. Cùng lúc đó, người hàng xóm của Jurado tại Luxembourg đã gửi lời phàn nàn của mình lên chính quyền về những tiếng ồn do chiếc máy đếm tiền của Jurado phát ra, chiếc máy này luôn chạy hết công suất, cả về đêm. Chính quyền địa phương đã điều tra và tìm ra hành vi rửa tiền của Jurado. Sau khi hết hạn tù tại Luxembourg, toà án Mỹ tiếp tục phán xét hắn có tội, và phạt hắn thêm 7,5 năm tù giam.
 
Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) 3
 
Khi chính quyền phát hiện ra và ngăn chặn việc rửa tiền, kẻ chủ mưu sẽ bị bắt, ngoài ra mức phạt sẽ rất lớn, bao gồm số tiền bẩn, các tài sản chiếm đoạt được hay có liên quan tới quá trình rửa tiền... Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp rửa tiền khác nhau mà ta chưa thể khám phá hết, và việc này gây ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế và xã hội.
 
Sự ảnh hưởng của việc rửa tiền
 
Các số liệu được tổng hợp cho thấy, mỗi năm có khoảng từ 500 đến 1.000 tỉ dollar được rửa trên khắp thế giới. Quá trình này tác động không nhỏ tới xã hội, kinh tế và an ninh.
 
Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) 4
 
Về mặt văn hoá – xã hội, cứ mỗi phi vụ rửa tiền thành công có nghĩa là một tội ác được thực hiện. Và kéo theo đó là kẻ tội phạm tiếp tục “tự tin” làm phi vụ tiếp theo với phương pháp cũ vì mang lại lợi nhuận cao nhưng không bị phát hiện. Tội ác ngày càng nhiều, các công ty biển thủ tham ô ngày càng nhiều (cũng có nghĩa công nhân sẽ mất việc làm, mất lương hưu khi công ty bị giải thể), ma tuý tràn lan, những tội ác liên quan tới ma tuý gia tăng, lực lượng chức năng phải làm việc quá sức mình và đôi khi mất lòng tin vào cả những công ty làm ăn hợp pháp...
 
Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) 5
 
Ảnh hưởng của rửa tiền tới nền kinh tế còn rộng hơn. Sự phát triển của quốc gia thường phải chịu gánh nặng của việc rửa tiền hiện đại vì chính phủ vẫn đang trong quá trình thiết lập và điều chỉnh mảng tài chính cá nhân. Đây chính là đích nhắm đến của những kẻ rửa tiền. Những năm 1990, rất nhiều ngân hàng ở bang Baltic rộ lên thông tin về số lượng lớn các khoản tiền bẩn được gửi vào. Các ông chủ của các ngân hàng vội vàng rút tiền đầu tư của mình ra do lo sợ sẽ mất trắng nếu ngân hàng bị điều tra và không được bảo trợ nữa. Và rồi việc các ngân hàng lần lượt sụp đổ là điều tất nhiên. Một hậu quả tất yếu khác, đó là các sai sót của chính sách tài chính từ các thành phần kinh tế “ảo”. Dòng tiền bẩn được đổ vào thị trường theo ý của những kẻ rửa tiền, tạo nên những nhu cầu giả, và chính quyền phải đưa ra các chính sách để cân bằng lại. Và khi những kẻ rửa tiền đã đạt được lợi nhuận theo ý muốn, hay khi bắt đầu bị chính quyền để mắt tới, chúng sẽ rút toàn bộ số tiền này về, và kinh tế lại lao đao vì những vấn đề này.
 
Một vài vấn đề khác, đó là về thuế và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ. Tiền được rửa thường không bị đánh thuế, điều đó có nghĩa chúng ta – những người làm ăn chân chính phải bù lại vào phần thuế thu nhập bị mất đi đó. Tương tự, những doanh nghiệp nhỏ làm ăn hợp pháp không thể cạnh tranh lại được với các doanh nghiệp rửa tiền, do các doanh nghiệp này bán hàng với giá rẻ hơn nhiều vì mục đích chính của chúng là rửa tiền chứ không phải là thu lợi nhuận từ việc bán hàng. Họ vẫn thu được món lời lớn ngay cả khi bán hàng với giá thấp hơn giá cả thực của mặt hàng đó.
 
Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) 6
 
Thông thường, người ta thường điều tra về hai lĩnh vực cơ bản liên quan tới rửa tiền: buôn bán ma tuý và các tổ chức khủng bố. Ảnh hưởng của việc rửa tiền buôn bán ma tuý đã rõ ràng: nhiều ma tuý xuất hiện hơn, nhiều tội ác hơn, bạo lực xuất hiện nhiều hơn. Còn mối liên quan giữa rửa tiền và các tổ chức khủng bố thì phức tạp hơn một chút, nhưng lại rất quan trọng trong sự tồn tại của các tổ chức này. Những người ủng hộ và đầu tư cho khủng bố không đơn giản là viết một tờ sec chuyển tiền cho thành viên của tổ chức đó. Họ chuyển tiền theo đường vòng để đảm bảo sao cho tiền được chuyển mà không bị lộ danh tính. Và mặt khác, kẻ khủng bố không sử dụng thẻ tín dụng và séc để mua vũ khí hay vé máy bay. Chúng rửa tiền để chính phủ không lần ra được và đánh lạc hướng điều tra. Việc ngăn chặn được quá trình rửa tiền của khủng bố làm cho nguồn ngân sách của chúng sụt giảm nhanh chóng.
 
Vậy câu hỏi cuối cùng: Chính quyền đã và đang làm gì để ngăn chặn việc rửa tiền?
 
Đấu tranh chống rửa tiền
 
Gần như là không thể khi bạn cố gắng lần ra nguồn gốc của một lệnh chuyển tiền bất kì, khi trong một ngày có tới 700.000 giao dịch trên toàn cầu. Giao dịch nào chuyển tiền bẩn và giao dịch nào hợp pháp? Ở Mỹ, có hai phương pháp chính được điều khiển bởi chính phủ để phát hiện và ngăn ngừa rửa tiền: một là luật pháp và hai là sự bắt buộc thi hành luật pháp.
 
Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) 7
 
Chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều văn bản đề cập về những hành vi được coi là rửa tiền. Dưới đây là một vài ví dụ:
 
Luật Bank Secrecy Act (1970) về cơ bản loại trừ mọi giao dịch nặc danh trong phạm vi nước Mỹ. Điều này giúp cho Bộ Tài chính có khả năng bắt buộc các ngân hàng phải giữ lại mọi hoá đơn chứng từ liên quan tới việc chuyển tiền, và từ đó sẽ dễ dàng phát hiện ra quá trình rửa tiền. Luật này cũng bao gồm điều khoản rằng các giao dịch có giá trị trên 10.000$ hoặc nhiều giao dịch đến hoặc đi từ một tài khoản nà đó trong một ngày mà tổng giá trị giao dịch hơn 10.000$. Ngân hàng nào vi phạm luật này thì người điều hành có thể bị phạt tới 10 năm tù giam.
 
Luật Money Laundering Control Act (1986) đã biến việc rửa tiền là một tội danh thực sự chứ không phải là một thành phần trong các tội khác, và luật Money Laundering Suppression Act bắt buộc các ngân hàng phải tự thiết lập các hệ thống phòng chống rửa tiền cho riêng mình giúp loại bỏ ngay các giao dịch đáng ngờ. Để biết thêm về danh sách các luật liên quan tới chống rửa tiền, bạn có thể tham khảo thêm FDIC: Bank Secrecy Act and Anti-Money Laundering.
 
Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) 8
 
Song song với luật pháp, các nhà chức trách cũng thường sử dụng gián điệp để giúp phát hiện các hoạt động rửa tiền. Operation Juno của DEA, đã kết thúc năm 1999 là một ví dụ điển hình. DEA đã gài người của mình vào các tổ chức khác, từ đó phát hiện ra những mánh khoé rửa tiền của những kẻ buôn ma tuý. Điệp viên của DEA thoả thuận với kẻ buôn bán ma tuý để đổi tiền dollar phi pháp thành peso bằng phương pháp đổi tiền peso chợ đen tại Colombia. Nhờ đó, cảnh sát đã bắt được 40 vụ rửa tiền và tịch thu 10 triệu dollar cùng với 3,6 tấn cocain.
 
Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) 9
 
Những kết quả ban đầu rất tốt, tuy nhiên không ai có thể đảm bảo rằng sẽ có quốc gia nào đó ngăn chặn tuyệt đối hành vi rửa tiền. Nếu quốc gia nào đó không thích hợp để thực hiện rửa tiền, kẻ xấu sẽ tìm một quốc gia khác thích hợp hơn. Vậy nên sự hợp tác toàn cầu là vô cùng cần thiết, trong đó đáng chú ý nhất là tổ chức Financial Action Task Force (FATF) gồm 33 quốc gia và tổ chức quốc tế trong năm 2005. FATF đưa ra “40 Recommandations” – gồm những lời khuyên và yêu cầu đối với những ngân hàng thực hiện tiêu chuẩn chống rửa tiền (hiện nay đã lên đến 49 điều, nhưng con số 40 vẫn được giữ lại). Trong đó có:
 
- Xác định và kiểm tra người gửi tiền.
 
- Báo cáo lại mọi giao dịch nghi ngờ.
 
- Xây dựng lực lượng chuyên thu thập thông tin và các đầu mối về rửa tiền.
 
Những “lời khuyên” này giống như là “luật” hơn. FATF còn đưa ra một danh sách “các quốc gia không hợp tác” – những nước không thực hiện theo những quy định trên. FATF khuyến khích các quốc gia thành viên không nên giao thương về mặt tài chính với các nước nằm trong danh sách này.
 
Tội phạm lừa đảo - Phần V: Rửa tiền (Phần tiếp theo) 10
 
Có nhiều tổ chức khác cũng tuyên bố đấu tranh chống rửa tiền, như Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, và một số nhóm nhỏ như Caribbean FATF và Tổ chức Châu Á – Thái Bình Dương về rửa tiền.
 
Khi thế giới càng nỗ lực để chống lại nạn rửa tiền thì vấn đề lại càng phức tạp, và kẻ rửa tiền vẫn luôn là người chiến thắng. Những đất nước vẫn duy trì luật bí mật ngân hàng, cho phép thực hiện giao dịch nặc danh, khiến cho việc lần theo dòng tiền giao dịch càng khó khi chúng thực hiện các giao dịch vượt biển. Trong khi đó, danh sách các nước không hợp tác của FATF từ 15 đã giảm xuống còn 2 nước (Myanmar and Nigeria). Đây là một tín hiệu tích cực trong tiến trình chống rửa tiền. Chỉ khi chúng ta nâng cao nhận thức và sự hợp tác của các quốc gia, hành vi rửa tiền mới có thể được xoá bỏ hoàn toàn.
 
Tham khảo: Howstuffwork
Leader at J2TEAM. Website: https://j2team.dev/

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

- Bạn có gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới.

- Hãy viết tiếng Việt có dấu nếu có thể!